7 Vấn đề quan trọng liên quan đến việc tạo ra sản phẩm số (Content Creator cần biết)
Tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm của tôi với bạn, để bạn có thể học cách tự mình tạo ra một sản phẩm số của riêng bạn!
Có lẽ bạn cũng từng như tôi…
Nghĩ rất nhiều, nghiên cứu rất nhiều chỉ vì muốn thực sự dành ra công sức để tạo ra một cái gì đó hoàn hảo.
Vòng xoáy của tìm kiếm, đọc, viết, dở dang…cuối cùng thì lại là những thất vọng, những lời hứa bị thất hứa với mọi người.
Nước mắt rơi với cảm giác tuyệt vọng.
Tôi đã từng cố gắng rất nhiều, và tôi đã vỡ oà lên trong sung sướng khi tôi hoàn thành một khoá học duy nhất mà tôi đăng tải lên hệ thống của KTCity. (Bạn có thể xem tại đây).
Sau đó, tôi cũng đặt quyết tâm tạo ra những khoá học khác.
Nhưng…vì quá nhiều việc phải làm ở công ty, quá nhiều việc phải dành thời gian hoàn thành và dường như tôi không thể tiếp tục thực hiện được thêm bất cứ khoá học nào nữa.
Cuối cùng, tôi thề sẽ không bao giờ tạo ra một khoá học trực tuyến nào nữa.
Tôi đã mắc phải sai lầm, nhiều sai lầm có thể xảy ra với tôi, với ý tưởng của tôi chỉ bởi vì tôi quyết định đi theo đám đông.
Một số người đã khuyên tôi rằng: Với kinh nghiệm nhiều năm như vậy, với tư duy chiến lược tốt, khả năng trình bày cũng ok, hãy tạo ra một khoá học chỉ với vài module thôi, rồi định giá như một sản phẩm cao cấp vì nếu không, chính mình sẽ định giá thấp bản thân mình.
Tôi lại tiếp tục thử điều đó.
Theo thời gian, tôi thử nghiệm, seeding, bán trước…nhưng vẫn không thể thực hiện được. Những giả định về sản phẩm của tôi đã sai lệch.
Bài đăng này là những gì tôi ước ai đó đã nói với tôi khi tôi tạo ra sản phẩm số của riêng mình.
Hãy tưởng tượng, chúng ta uống cafe để nói về việc tạo ra các sản phẩm kỹ thuật số và tung ra thị trường.
Đây sẽ là những gì tôi nói với bạn.
Trước khi tung ra sản phẩm, bạn sẽ cần phải lưu ý đến một số yếu tố quan trọng.
Đó là gì?
CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN SẢN PHẨM
#1 SẢN PHẨM VÀ LỜI ĐỀ NGHỊ LÀ HAI THỰC THỂ KHÁC NHAU
Bạn có thể có một sản phẩm tuyệt vời nhưng nếu không biết cách đưa ra lời đề nghị phù hợp thì sản phẩm đó lại kém tuyệt vời đi.
Lời đề nghị = Thông điệp bán hàng
Định vị giá trị sản phẩm là một phần của việc cung cấp một sản phẩm.
Kết quả bạn hứa là gì?
Bạn đang sử dụng các yếu tố khẩn cấp nào?
Bạn có tặng kèm hay ưu đãi gì không?
Ví dụ: Nệm có thể được sử dụng như một thứ giúp bạn có một giấc ngủ ngon, thoải mái hoặc giúp bạn cải thiện tư thế ngủ của mình để không bị các bệnh liên quan đến đốt sống lưng, vai, cổ…
Rõ ràng, cùng một tấm nệm nhưng lại có 2 cách định vị khác nhau.
Cách nào sẽ hấp dẫn đối với khán giả hơn? Họ sẽ phải trả giá cho kết cục bi thảm nào? Điểm X độc đáo mà khách hàng có thể nhận được từ sản phẩm của bạn mà họ không thể tìm thấy ở sản phẩm khác hoặc của người khác?
Tất cả những điều này sẽ giúp bạn đưa ra lời đề nghị hấp dẫn đối với khán giả.
Thực ra, bạn phải liên tục cải thiện lời đề nghị của bạn. Bạn có khách hàng, bạn lắng nghe chia sẻ, cảm nhận của khách hàng, họ sẽ góp ý cho bạn để bạn cải thiện liên tục.
Mọi người không muốn sản phẩm của bạn hoặc không thích sản phẩm đó không có nghĩa là nó không thể bán được. Có thể do trạng thái “muốn” của họ chưa phù hợp với lời đề nghị mà bạn đưa ra. Điều này dẫn bạn đến điểm tiếp theo…
#2 MỌI NGƯỜI SẼ NÓI VỚI BẠN RẰNG HỌ MUỐN NÓ NHƯNG HỌ SẼ KHÔNG MUA NÓ
Bực nhể
Và điều này xảy ra thường xuyên, ai bán hàng cũng sẽ bị thôi
Không phải lúc nào mọi người cũng sẵn sàng mua trong lần đầu tiên họ thấy một sản phẩm nào đó.
Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là họ không quan tâm.
Chỉ đơn giản là bây giờ có lẽ không phải là lúc. Điều này có thể do nhiều yếu tố khác nhau nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn.
Theo nghiên cứu của Everett Rogers thì mọi người sẽ rơi vào 5 kiểu tính cách khác nhau khi bắt đầu áp dụng bất kỳ sự đổi mới nào, đó là:
Những người đổi mới - Innovators (2.5%)
Người chấp nhận sớm - Early Adopters (13.5%)
Đa số sớm - Early Majority (34%)
Đa số muộn - Late Majority (34%)
Người chậm trễ - Laggards (16%)
Trong khi nghiên cứu này đề cập đến công nghệ, bạn có thể thấy nó có thể liên quan như thế nào đến các sản phẩm kỹ thuật số đúng không.
Có những người sẽ chớp lấy cơ hội để mua một sản phẩm đang bán trước (Pre-Sales) và có những người đơn giản là không. (Tôi là người đến sau).
Chính suy nghĩ này đã thay đổi cách tôi ra mắt sản phẩm của mình.
Thông điệp bán hàng, lời đề nghị của bạn có thể đúng chứ không phải là sai.
#3 MỌI NGƯỜI TRẢ TIỀN CHO KẾT QUẢ (MAY MẮN HOẶC KHÔNG MAY)
Tôi không phải là người thích những lời hứa có tính thời gian và định lượng được vì mọi người đều có những phong cách nắm bắt và triển khai thông tin học được trong các sản phẩm số khác nhau.
Mọi người có thể mong đợi kết quả gì nếu họ mua và triển khai những gì bạn đang bán?
Có một “lời hứa” mang lại cho sản phẩm kỹ thuật số của bạn một số tính hữu hình.
Người đọc sẽ dễ dàng nắm bắt được những gì mà sản phẩm của bạn sẽ mang lại cho họ.
#4 KHÔNG PHẢI TẤT CẢ CÁC KẾT QUẢ ĐỀU NHƯ NHAU
Một số kết quả được mọi người thích thú và luôn phấn đấu để có được.
Cụ thể:
Thời gian
Tiền bạc
#5 TIẾP THỊ PHẢI BẮT ĐẦU NGAY TRONG GIAI ĐOẠN TẠO RA SẢN PHẨM
Hầu hết chúng ta xem tiếp thị và tạo ra sản phẩm là hai việc riêng biệt.
Nhưng không phải vậy. Tôi cũng đã mắc sai lầm này.
Tiếp thị phải được đưa vào quá trình tạo ra sản phẩm. Bạn càng nghĩ về nó sớm thì lời đề nghị của bạn càng thành công.
#6 TÊN PHẢI RÕ RÀNG, KHÔNG CẦN ĐÁNH ĐỐ NGƯỜI KHÁC
Jason Fried - tác giả cuốn sách Rework: Khác biệt để bức phá từng nói:
Sự rõ ràng cần được đặt lên trên tất cả và thông minh chỉ xếp thứ hai. Nếu bạn phải ném một trong những thứ đó ra, hãy ném ra một cách thông minh.
Khán giả của bạn nên biết sản phẩm của bạn là gì từ cái tên.
Vì vậy, đừng cố tỏ ra nguy hiểm bằng một cái tên lạ hoắc, khó đoán, khiến người ta phải nghĩ, phải luận rất nhiều mới hiểu được.
#7 SẢN PHẨM ĐẦU TIÊN CỦA BẠN KHÔNG NHẤT THIẾT PHẢI LÀ MỘT KHÓA HỌC
Ngạc nhiên chưa?
Đây chính xác là những gì tôi sẽ chia sẻ trong một cuốn ebook có tên gọi: “Tạo & Bán sản phẩm kỹ thuật số dễ như ăn cơm” (Bạn có bấm vào đây để đăng ký nhận nó - nó sẽ giúp bạn dễ dàng và gần như chắc chắn sẽ có dòng thu nhập thụ động từ 1- 3tr/tháng chỉ với việc tạo ra sản phẩm số từ chính công việc, đam mê của bạn). Nhưng về cơ bản, nếu bạn mới tiếp xúc với kiểu kinh doanh này thì bạn nên bắt đầu có những sản phẩm số đầu tiền của mình, và sử dụng nó như một đòn bẩy để tăng khán giả, tăng khách hàng tiềm năng hoặc số lượng người xem.
Có rất nhiều sản phẩm không nhất thiết phải là một khoá học mà vẫn có thể kiếm được tiền. Đó là:
Một hội thảo trực tuyến (1-2 giờ hoặc một video dạng master video training cho 1 vấn đề nào đó)
1-4 video như một khoá học mini
Sách điện tử
Templates (Canva, LadiPage, LadiFlow, ClickFunnels, Google Sheets…)
…
Bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn khi sản xuất nhanh một sản phẩm nhỏ và bắt đầu kiếm thu nhập hơn là ngồi hàng tuần hoặc hàng tháng để tạo ra một khoá học có thể không bao giờ thấy được chút ánh sáng ban ngày nào cả.
Đây là ví dụ:
Thưa bạn,
Bạn cần nhớ, cho dù nó là sản phẩm đầu tiên hay thứ n của bạn, thì đều không phải là sản phẩm số cuối cùng của bạn.
Bởi vì bạn đã đầu tư rất nhiều thời gian và sức lực vào nó, sản phẩm của bạn sẽ trở thành một phần mở rộng của bạn.
Không có sản phẩm nào hoàn hảo ngay từ ngày đầu tiên cả. Mọi thứ trên đời đều liên tục được cải tiến, đổi mới.
Hãy bắt đầu những cái đầu tiên của bạn.
P.s. Ở phần tiếp theo, tôi sẽ chia sẻ với các bạn về:
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CHO SẢN PHẨM CỦA BẠN
TẠO DOANH THU
Vui lòng chia sẻ bài viết này để nhanh chóng đọc phần tiếp theo.